Top 12 cuốn tiểu thuyết tiếng Anh kinh điển nhất mọi thời đại

Top 12 cuốn tiểu thuyết tiếng Anh kinh điển nhất mọi thời đại

09/06/2022 8502

Tiểu thuyết tiếng Anh không những giúp người đọc nâng cao kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh mà còn mang đến nhiều niềm vui thú vị thông qua mạch cảm xúc của nhân vật hoặc tình huống truyện. Tiểu thuyết tiếng Anh với nhiều thể loại phong phú từ thể loại nhẹ nhàng tình cảm, lãng mạn cho đến gay cấn hồi hộp như trinh thám, kinh dị, hành động. Bên cạnh cải thiện kỹ năng đọc ngoại ngữ mà tiểu thuyết tiếng Anh còn tô điểm cuộc sống của bạn thêm nhiều màu sắc. Tuy nhiên việc đọc tiểu thuyết tiếng Anh đòi hỏi bạn phải có một chút kiến thức ngoại ngữ để nắm được mạch cảm xúc của câu chuyện, còn đối với người mới bắt đầu cần phải kiên trì.

Trong bài viết, Bookmedi xin được chia sẻ với bạn đọc 11 tựa tiểu thuyết tiếng Anh cực hay phù hợp cho người mới bắt đầu với câu từ không quá phức tạp. Bạn có thể xem đây là một trong những phương tự học tiếng Anh một cách tự nhiên, thú vị và hiệu quả bên cạnh việc đọc giáo trình học thuật nhàm chán nhé!

1. Top 12 cuốn tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất dành cho người mới

Đối với người mới bắt đầu thường đặc biệt gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình đọc tiểu thuyết tiếng Anh. Dưới đây là 12 tựa tiểu thuyết cực hay mà Bookmedi sưu tầm phù hợp với trình độ của các bạn mới. Hãy cùng điểm qua nhé!  

Sách tiểu thuyết tiếng Anh Tác giả Số Trang/Phần
Harry Potter J.K. Rowling 7 phần
Charlotte’s Web E B White 272 trang
Lord of the Flies William Golding 208 trang
The Old Man and the Sea Ernest Hemingway 112 trang
The Wind in the Willows Kenneth Grahame 320 trang
The Giver Lois Lowry 256 trang
Number the Stars Lois Lowry 137 trang
Tuesdays with Morrie Mitch Albom 192 trang
Fantastic Mr Fox Roald Dahl 96 trang
The Curious Incident of the Dog in the Night-Time Mark Haddon 274 trang
Pinocchio Carlo Collodi 208 trang
Robinson Crusoe Daniel Defoe 158 trang

1.1 Harry Potter – J.K. Rowling

Một tượng đài huyền thoại mà chắc hẳn không có ai mà không biết đến, tác phẩm Harry Potter một trong những tác phẩm kinh điển trong giới văn học. Tựa sách này đã được chuyển thể thành phim bao gồm bảy tập tương đương với bảy phần. Harry Potter phù hợp với những ai mới bắt đầu đọc sách, bạn có thể kết hợp đọc và xem phim để nắm rõ nội dung cốt truyện hơn.

Nội dung câu truyện được dẫn dắt đầy lôi cuốn với tập mở đầu là: Harry Potter và hòn đá phù thủy. Câu truyện được đặt trong một thế giới giả tưởng mà trong đó tồn tại phép thuật và những sinh vật huyền bí chỉ có trong tưởng tượng.

Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính là Harry Potter khi cậu đến học tại ngôi trường phép thuật Hogwarts. Tại đây cậu đã tìm được cho mình những người bạn tốt và cùng nhau trải qua nhiều chuyến phiêu lưu đầy nguy hiểm đối đầu với những thế lực tà ác.

Trong một lần tình cờ, Harry đã phát hiện âm mưu đầy đen tối của một phù thủy xấu xa đối với hòn đá phù thủy. Trong tình huống nguy cấp cậu và 2 người bạn thân của mình là Ron và Hermione đã dũng cảm vượt qua những chướng ngại vật để mang hòn đá về một cách an toàn.

Nhờ đó mà nhà Gryffindor giành được cúp nhà. Harry Potter đã đạt rất nhiều giải thưởng danh giá về văn học. Đây là cuốn tiểu thuyết đáng để các bạn dành thời gian để đọc và trải nghiệm.

Thông tin sách:

  • Tác giả: J. K. Rowling
  • Số trang: 7 phần
  • Loại phần: Bìa cứng/mềm
  • Kích thước: 14x20 cm
  • Thể loại: Tiểu thuyết

1.2 Charlotte’s Web – E. B. White

Tựa sách thứ 2 mà Bookmedi muốn giới thiệu đến bạn là tác phẩm tiểu thuyết tiếng Anh Charlotte’s Web (Mạng nhện của Charlotte), đây là tiểu thuyết không chỉ dành cho thiếu nhi mà còn được yêu thích bởi mọi lứa tuổi.

Câu chuyện kể về chú lợn có tên Wilbur suýt bị giết thịt thì được cô nhện Charlotte cứu thoát. Nhờ  vào sự thông minh và nhạy bé của mình, cô nhện Charlotte đã thêu dệt lên tấm mạng nhện cùng những dòng thông điệp chào đón chú lợn khiến cho người chủ để chú sống sót. 

Cuối cùng hai nhân vật đã có một tình bạn đẹp đẽ và sâu sắc. Charlotte’s Web là tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi bán chạy nhất những năm 2000. Nổi bậc nhất là hình ảnh đánh đu trên một sợi dây thừng thường được ví như nhịp điệu của tác phẩm. 

Thông tin sách:

  • Tác giả: E B White
  • Số trang: 272
  • Loại phần: Bìa mềm
  • Kích thước: 19.8x12.9x17 cm
  • Thể loại: Tiểu thuyết

1.3 Lord of the Flies – William Golding

Một tác phẩm văn học kinh điển nữa là Lord of the Flies (Chúa Ruồi) của nhà văn William Golding. Tác phẩm xuất bản vào năm 1954 và đã trở thành kiệt tác văn học của thế kỷ XX.

Chúa Ruồi kể về một nhóm trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên bị bỏ lại trên một hòn đảo hoang do những cuộc chiến tranh hạt nhân gây ra. Trên đảo những đứa trẻ đã phải phải thiết lập một hệ thống kỷ luật để tồn tại trên đảo nhưng bởi vì tâm hồn vốn vẫn là những đứa trẻ thì các kỷ luật cũng chỉ giống như một trò chơi và chẳng mấy mà chán. 

Kết quả là chúng sống như “bọn mọi rợ” đúng nghĩa và sẵn sàng tấn công lẫn nhau khi gặp bất đồng quan điểm. Cuối cùng, kết thúc truyện là hình ảnh người thủ lĩnh cũ của nhóm bị rượt đuổi thì may mắn được người lớn cứu thoát qua đó để lại nhiều cảm xúc khó tả trong lòng độc giả với nhiều luồng suy nghĩ khác nhau.

Bên cạnh cốt truyện đầy lôi cuốn qua từng câu chữ thì “Chúa Ruồi” còn thu hút độc giả bởi cách hành văn vô cùng độc đáo cùng hình ảnh minh hoạ. Qua câu truyện, tác giả đã đưa người tưởng như đắm chìm vào những “những cuộc đi săn”, “những lần rượt đuổi” một cách đầy chân thực.

Thông tin sách:

  • Tác giả: Sir William Golding
  • Số trang: 307
  • Loại phần: Bìa mềm
  • Kích thước: 2x21x14 cm
  • Thể loại: Tiểu thuyết

1.4 The Old Man and the Sea – Ernest Hemingway

Đối với bất kỳ ai là tín đồ văn học nước ngoài và tiểu thuyết tiếng Anh thì chắc chắn không thể bỏ qua cuốn truyện ngắn: ”Ông Già Và Biển Cả”. Một trong những tượng đài văn học xuất sắc của nhà văn Ernest Hemingway, tác phẩm được đưa vào giảng dạy tại nhiều nơi trên khắp Thế Giới, trong đó có Việt Nam.

The Old Man and the Sea kể về chuyến ra khơi để đời của ông lão Santiago. Ông quyết tâm ra khơi chuyến này với mục đích thu về một mẻ cá lớn. Trong chuyến ra khơi, ông không may kéo được một con cá kiếm khổng lồ. Do tuổi già với sức yếu nên ông đã phải tốn rất nhiều sức lực vượt qua vô vàn khó khăn mới có thể hạ được nó. Sau 3 ngày vất vả vật lộn với con cá thì nó cũng đành phải khuất phục dưới tay ông nhưng lại trớ trêu thay, trên đường trở về bờ thì con cá kiếm đã bị đàn cá mập từ nơi nào kéo đến cắn xé và cuối cùng chỉ còn lại bộ xương trắng.

Để lại kết thúc hụt hẫng, đầy xót thương cho số phận của ông lão nhưng dẫu vậy câu truyện đã truyền đạt đến độc giả một bài học quý giá, chúng ta cần phải chấp nhận thực tại rằng đó chính là sự tàn khốc của cuộc sống không thể tránh khỏi.

Thông tin sách:

  • Tác giả: Ernest Hemingway
  • Số trang: 112
  • Loại phần: Bìa mềm
  • Kích thước: 11x18 cm
  • Thể loại: Tiểu thuyết

1.5 The Wind in the Willows – Kenneth Grahame

Một tác phẩm thuộc thể loại thiếu nhi khác là The Wind in the Willows có tên Tiếng Việt là Gió qua rặng liễu được viết bởi tác giả Scotland Kenneth Grahame xuất bản vào năm 1908. 

Nội dung câu chuyện kể về chuyến hành trình đầy thú vị của bốn người bạn thân là Cóc, Chuột Chũi, Chuột Nước, và Bác Lửng. Họ cùng nhau vượt qua những cánh rừng, dòng sông, bờ hồ,… Ở đây họ tham gia cắm trại, sinh hoạt cùng nhau, cùng nhau nghe tiếng nước chảy róc rách bên bờ suối, ngắm nhìn ánh mặt trời lấp lánh phản lên từ mặt sông và cùng nhau thảo luận về bức tranh đầy thơ mộng về cuộc sống và tình bạn. Tác phẩm với nội dung nhẹ nhàng, ngôn từ tươi sáng gần gũi phù hợp với thiếu nhi và những bạn mới bắt đầu.

Thông tin sách:

  • Tác giả: Kenneth Grahame
  • Số trang: 256
  • Loại phần: Bìa mềm
  • Kích thước: 17.8x12.9x1.8 cm
  • Thể loại: Tiểu thuyết

1.6 The Giver – Lois Lowry

The Giver một trong những cuốn tiểu thuyết tiếng Anh dành cho độ tuổi mới lớn, tác phẩm đã được đưa vào danh sách đọc tại nhiều trường trung học ở Hoa Kỳ. Tiểu thuyết The Giver xuất bản năm 1993 của tác giả Lois Lowry.

Nội dung The Giver kể về một thế giới mà tại đó hầu như tất mọi thứ đều hoàn hảo theo một cách “đồng nhất”. Toàn bộ con người sinh ra tại thế giới này đều đã được các bô lão sắp xếp sẵn những vị trí tương ứng. Tất cả mọi thứ đều phải tuân theo hệ thống các quy luật, không có bất cứ tranh chấp nào, không có bạo loạn và không tồn tại sự lừa dối. 

Thế giới đó tưởng chừng là một nơi tốt đẹp đáng sống nhưng tận sâu thẳm trong đó thật ra lại đang biến con người dần trở nên tương tự như những cỗ máy  vô cảm. Không tồn tại bất kỳ cảm xúc cơ bản nào của một con người. Trong thế giới này người cha hoàn toàn có thể nhẫn tâm giết chết đứa con ruột của mình và gọi việc đó là “phóng sinh”. 

Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính là cậu nhóc Jonas được chỉ định là người nhận ký ức, qua đó mà cậu biết được một con người có thể sống là chính mình sẽ như thế nào. Jonas khao khát được sống với những cảm xúc như một người bình thường nhưng liệu có được hay không thì chúng ta không thể biết được.

Thông tin sách:

  • Tác giả: Lois Lowry
  • Số trang: 137
  • Loại phần: Bìa mềm
  • Kích thước: 13x1x19.4 cm
  • Thể loại: Tiểu thuyết

1.7 Number the Stars – Lois Lowry

Cũng là một tựa sách tiểu thuyết khác của nhà văn Lois Lowry xuất bản năm 1989  là cuốn tiểu thuyết tiếng Anh lấy bối cảnh những năm 1943 kể về cô bé Annemarie Johansen  – một cô bé 10 tuổi sống với mẹ, cha và chị gái Kirsti ở Copenhagen và người bạn thân của cô là Ellen. Câu chuyện được đặt trong thời kỳ Quân đội Đức bắt đầu chiến dịch “tái định cư” đối với người Do Thái tại Đan Mạch.

Ellen đã được gia đình nhà Annemarie Johansen giúp đỡ. Sau đó cả 2 cùng nhau giúp đỡ những người Do Thái khác thoát khỏi tình trạng khốn cùng. Đây cũng chính là nơi để cô bé Annemarie Johansen thực hiện chủ nghĩa Anh hùng.

Thông tin sách:

  • Tác giả: Lois Lowry
  • Số trang: 256
  • Loại phần: Bìa mềm
  • Kích thước: 19.3x12.7x1.8 cm
  • Thể loại: Tiểu thuyết

1.8 Tuesdays with Morrie – Mitch Albom

Tuesdays with Morrie là một trong những quyển sách bán chạy nhất 1998-1999 của tờ New York Times. Khi nhân vật Mitch Albom (cũng chính là tác giả) gặp lại Morrie Schwartz, cựu giáo sư đại học của mình, ông đã học được những bài học cuộc sống giá trị và chia sẻ với độc giả tất cả sự khôn ngoan và sâu sắc mà Morrie tiết lộ trong những tháng cuối cùng của cuộc đời. 

Tuesdays with Morrie không khác gì một tập hội thoại giữa những nhân vật, qua cuộc trò chuyện giữa hai con người về ý nghĩa và chủ đề trong cuộc sống. Độc giả sẽ tìm thấy trong đó những chủ đề triết lý thâm sâu như sự hối tiếc, hôn nhân và hạnh phúc, về tuổi già, về tiền bạc, và về sự tha thứ…

Thông tin sách:

  • Tác giả: Mitch Albom
  • Số trang: 200
  • Loại phần: Bìa mềm
  • Kích thước: 17.5x10.6x1.5 cm
  • Thể loại: Tiểu thuyết

1.9 Fantastic Mr Fox – Roald Dahl

Roald Dahl là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất nhì trên Thế Giới viết cho lứa tuổi thiếu nhi. Đối với những bạn là người mới bắt đầu học Tiếng Anh, thì việc khởi đầu bằng một cuốn tiểu thuyết dành cho trẻ em với nội dung và câu từ đơn giản nhẹ nhàng  là một cách rất hay để tăng vốn từ vựng. Tác phẩm Fantastic Mr Fox đã được chuyển thể thành phim dưới dạng hoạt hình 3D.

Câu chuyện kể về nhân vật chính là “ngài Cáo” (Mr Fox) đầy mưu mẹo và thông minh, sống dưới lòng đất bên cạnh một cái cây cùng với vợ và bốn đứa con của mình. Để nuôi sống gia đình, anh ta hàng đêm đến thăm các trang trại địa phương thuộc sở hữu của ba người nông dân tên là Boggis, Bunce và Bean, để bắt gia súc có sẵn trong trang trại của mỗi người; gà từ Boggis, vịt hoặc ngỗng từ Bunce và gà tây từ Bean. Mệt mỏi vì bị Mr Fox qua mặt, nhóm ba người nghĩ ra một kế hoạch phục kích ông khi ông rời khỏi hang của mình, nhưng họ chỉ thành công trong việc bắn đứt đuôi của ông.

Thông tin sách:

  • Tác giả: Roald Dahl
  • Số trang: 112
  • Loại phần: Bìa mềm
  • Kích thước: 19x12 cm
  • Thể loại: Tiểu thuyết

1.10 The Curious Incident of the Dog in the Night-Time – Mark Haddon

The Curious Incident of the Dog in the Night-Time kể về cuộc phiêu lưu kỳ thú của Christopher, một cậu bé gặp phải chứng bệnh tự kỷ. Câu chuyện bắt đầu khi cậu khám phá ra con chó của nhà hàng xóm bị giết, cậu đã quyết định đi tìm ra thủ phạm và quyết tâm khám cho ra bằng được sự thật. Mạch truyện diễn biến cực kỳ hấp dẫn được kể dưới góc nhìn của Christopher khiến cho mọi việc trở nên rõ ràng và dễ hiểu, và khiến cho độc giả như được đắm mình vào một cuộc phiêu lưu vô cùng hấp dẫn.

Thông tin sách:

  • Tác giả: Mark Haddon
  • Số trang: 288
  • Loại phần: Bìa mềm
  • Kích thước: 2x17x11 cm
  • Thể loại: Tiểu thuyết

1.11 Pinocchio – Carlo Collodi

Pinocchio là một quyển sách tiểu thuyết ngụ ngôn của Carlo Collodi, đây là một câu chuyện cổ tích dành cho thiếu nhi vô cùng nổi tiếng. Câu chuyện kể về cậu bé người gỗ mỗi khi nói dối chiếc mũi sẽ dài ra. Qua đó, gửi gắm những thông điệp vô cùng ý nghĩa

 

Thông tin sách:

  • Tác giả: Carlo Collodi
  • Số trang: 208
  • Loại phần: Bìa mềm
  • Kích thước: 1.8x18.8x10.9 cm
  • Thể loại: Tiểu thuyết

1.12 Robinson Crusoe – Daniel Defoe

Robinson Crusoe là quyển tiểu thuyết tiếng Anh thành công nhất và trở thành tuyệt tác văn học của tác giả Daniel Defoe. Tác phẩm được xuất bản với đọc giả vào năm 1719 khi mà tác giả đã 60 tuổi. 

Sách dựa trên một câu chuyện có thật kể về cuộc phiêu lưu của người đàn ông tên là Robinson Crusoe. Là một chàng trai có niềm khao khát lớn với biển cả. Tuy nhiên, mọi thứ lại vô cùng bất lợi với anh. Những lần ra khơi đều thất bại. Anh bị dạt đến một hòn đảo hoang. Tại đây anh đã cố gắng chống chọi để tiếp tục sống. 

Trên đảo hoang Robinson đối mặt với bọn ăn thịt người và cứu được 3 người bạn. Trải qua bao nhiêu nỗ lực thì cuối cùng anh cũng được trở về nhà và tái hòa nhập với cuộc sống xã hội.

Cuốn tiểu thuyết có nội dung đơn giản, lời lẽ trong sáng phù hợp với giới trẻ ngôn giản dị, gần gũi, dễ đọc, dễ cảm nhận và giúp truyền tải thông điệp giáo dục về sự nỗ lực lao động không mệt mỏi sẽ đem lại cho ta những thành quả nhất định.

Thông tin sách:

  • Tác giả: Daniel Defoe,Paul Theroux
  • Số trang: 322
  • Loại phần: Bìa mềm
  • Kích thước: 2.5x17.0x10.7 cm
  • Thể loại: Tiểu thuyết

2. Lợi ích của việc đọc tiểu thuyết tiếng Anh

Học ngôn ngữ qua cách đọc truyện, đọc tiểu thuyết là một trong những phương pháp học truyền thống nhưng cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể xem việc đọc tiểu thuyết tiếng Anh tương tự như khi xem phim hay nghe nhạc để học tiếng Anh giao tiếp vậy. Đây là cách không chỉ giúp bạn nâng cao khả năng đọc hiểu cực kỳ hiệu quả mà còn mang đến những niềm vui thú vị và những cảm giác mới lạ mà xem phim hay nghe nhạc không thể có được. 

Sau khi đọc xong một quyển tiểu thuyết tiếng Anh hay quyển sách bất kỳ nào đó, bạn sẽ cảm thấy rất tự hào. Giống như việc bạn vừa chinh phục được một thành tựu lớn lao vậy, đặc biệt hơn là khi bạn làm điều đó bằng một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ. Tuy vậy, để đọc hiểu hoàn toàn một cuốn tiểu thuyết tiếng Anh, bạn sẽ gặp vô vàng nhiều khó khăn, không phù hợp với những ai hời hợt dễ nản chí, với việc chinh phục được nó bạn chắc chắn sẽ được đưa vào thế giới mới lạ, trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.

Hầu như bất kỳ ai cũng sẽ rất hào hứng khi “bóc tem” quyển sách, sau đó trải qua nhiều trang cảm giác hào hứng sẽ giảm dần khi đọc mà không hiểu sẽ khiến bạn mệt mỏi và nản chí. Nhưng khi đọc đến dòng cuối của cuốn tiểu thuyết, bạn sẽ cực kỳ tự hào về bản thân mình, về hành trình mà bạn đã đi qua.

Tiểu thuyết tiếng Anh mở ra một chân trời tri thức mới

Nói sách là chân trời tri thức mới cũng không ngoa, thông qua việc đọc sách, đọc tiểu thuyết giúp bạn biết và hiểu rất nhiều điều mới mẻ mà bạn chưa có cơ hội trải nghiệm trong cuộc sống. Bạn sẽ biết được các nền văn hoá khác nhau, những phong tục thói quen khác nhau hay cách hành văn của tác giả cũng sẽ giúp bạn nhận ra nhiều điều thú vị.

Sách vở giúp bạn trau dồi thư viện vốn từ của mình

Ngoài việc biết được nhiều điều mới, việc đọc tiểu thuyết tiếng Anh là cách hữu hiệu nhất giúp bạn cải thiện vốn từ của bản thân mình. Tùy theo thể loại tiểu thuyết mà bạn chọn đọc, bạn sẽ gặp những từ ngữ mới hay một cách hoàn toàn mới để sử dụng nó, từ ngữ còn mang đậm tính học thuật và các từ lóng mà người bản xứ thường xuyên sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.

Sách vở còn có khả năng thay đổi cả quan điểm

Hầu hết những câu truyện hoặc các kiến thức được truyền đạt thông qua sách đều là những kinh nghiệm sống vốn có của tác giả. Đọc sách và nghiền ngẫm những ẩn ý có trong quyển sách giúp bạn nhận ra nhiều điều thậm chí còn có thể thay đổi cả quan điểm của bản thân.

Đọc sách tiếng Anh giúp bạn cải thiện trình độ đọc sách của bản thân

Nếu so sánh với nghe nhạc hay xem phim, việc đọc tiểu thuyết tiếng Anh còn cho phép bạn tự làm chủ và điều khiển được tốc độ đọc của mình. Bạn có thể đọc nhanh hay chậm tùy thích. Nếu có gặp những đoạn nào không hiểu, bạn chỉ cần dừng lại một chút để đọc lại đoạn đó là xong. 

Đọc tiểu thuyết tiếng Anh mang đến cho bạn nhiều niềm vui

Đừng quá đặt nặng việc đọc sách tiếng Anh hay tiểu thuyết tiếng Anh, hãy xem việc thực chất là một quá trình thư giãn, tận hưởng và đắm chìm vào từng câu chuyện không chỉ giúp bạn mở mang đầu óc mà còn giúp bạn giải tỏa sau một ngày làm việc vất vả. Nếu bạn chọn một cuốn tiểu thuyết quá khó, bạn sẽ dễ dàng nản lòng ngay từ những dòng đầu tiên vì đọc không hiểu. Vì thế hãy lựa chọn một cuốn sách phù hợp với trình độ của bản thân để đó một trải nghiệm thú vị nhất có thể.

Điều quan trọng hơn cả là hãy yêu thích việc đọc sách và hãy thoải mái đọc những cuốn sách thuộc thể loại hoặc chủ đề bạn yêu thích, để tìm thấy niềm vui thực sự trong việc đọc tiểu thuyết tiếng Anh nhé. 

3. Đọc tiểu thuyết tiếng Anh sao cho hiệu quả

Lựa chọn chủ đề yêu thích

Đối với bất kỳ quyển sách hay tiểu thuyết tiếng Anh nào, hãy lựa những quyển thuộc chủ đề mà bạn yêu thích bởi lẽ nếu ngay cả trong tiếng mẹ đẻ bạn cũng không thích thì không thể nào bạn cảm thấy hứng thú với nó thậm chí khi đọc bằng một ngôn ngữ mà bạn còn chưa nắm rõ và đang cố gắng để hiểu? 

Việc lựa chọn chủ đề hay loại sách mà bạn cảm thấy yêu thích và hứng thú (bao gồm cả tiểu thuyết thuộc thể loại tình cảm lãng mạn) thì chúng sẽ mang đến bạn cảm giác tò mò và thích thú với những nội dung mang đến bạn những cảm xúc mới lạ hay những từ ngữ thú vị hơn hẳn so với những chủ đề mà bạn ngay từ đầu đã không hứng thú rồi.

Ngoài ra với chủ đề bạn yêu thích, chắc chắn bạn ít nhiều đã có hiểu biết về chủ đề đó để gọi là ‘nền tảng’. Với khả năng am hiểu nhất định có thể bạn sẽ phần nào hiểu được nội dung cuốn sách đang nói gì và phần trăm tỉ lệ sẽ cao hơn so với chủ đề mà bạn chưa bao giờ quan tâm. 

Lựa chọn tiểu thuyết phù hợp với khả năng

Một điều quan trọng thứ 2 là hãy chọn sách phù hợp với trình độ của bản thân để bạn không dễ bị nản. Nếu mở bất kỳ một cuốn sách nào ra mà câu nào bạn cũng thấy có từ mới và khó hiểu thì bạn nên chọn một quyển sách khác đơn giản hơn. Có thể đọc từ những quyển tiểu thuyết ngắn hay tiểu thuyết dành cho thiếu nhi như Bookmedi đã đề cập bên trên để bắt đầu làm quen. 

Giữ tần suất đọc tiếng Anh để tạo thói quen

Thói quen đọc sách là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Đặc biệt là đối với những ai chưa từng đọc sách thì hãy xây dựng cho mình thói quen đọc trước khi tìm đọc đến những sách tiếng Anh hay tiểu thuyết tiếng Anh. Bạn có thể tham khảo một vài kênh Youtube giúp bạn xây dựng thói quen đọc sách chỉ trong thời gian ngắn

Còn đối với ai đã có thói quen đọc sách rồi và đang muốn thử thách bản thân với sách tiếng Anh hay tiểu thuyết tiếng Anh thì hãy bắt đầu với những quyển sách ngắn, từ ngữ dễ hiểu  và dễ đọc, thuộc những chủ đề gần gũi như truyện thiếu nhi, hoặc bạn có thể đọc sách song ngữ để làm quen. Bên cạnh đó chọn những tài liệu ngắn là các mẩu tin hay bài viết trên các tờ tạp chí và blog nước ngoài, không nhất thiết bắt buộc phải là sách. Qua việc đọc những tài liệu này giúp cho bạn làm quen với việc đọc văn bản bằng tiếng Anh. Hơn nữa tài liệu càng ngắn thì thời gian bạn đọc càng nhanh, bạn sẽ không cảm thấy chán nản,  giúp cho bạn thêm tự tin và động lực mỗi khi hoàn thành được một bài đọc. 

Đọc lại nhiều lần 1 cuốn tiểu thuyết

Một lời khuyên dành cho bạn đó chính là đừng đọc sách một lần rồi thôi! Bạn có thể để đó sau một thời gian lâu lâu có thể lấy ra đọc lại để kiểm tra khả năng tiếng Anh của bạn đã phát triển hay chưa sau mỗi lần đọc. 

Chắc chắn sau mỗi lần đọc sách là mỗi lần bạn sẽ lại hiểu và có những cảm nhận khác nhau về nó. Có thể là ở lần đọc đầu tiên bạn chỉ học được từ mới và nắm đại khái nội dung. Lần hai thì đã trôi chảy và hiểu rõ hơn nên bạn có thể bắt đầu nắm cách hành văn của tác giả từ đó có mạch cảm xúc dâng trào hơn. Qua lần đọc thứ ba bạn nhận ra thêm nhiều ẩn ý trong từng câu chữ và cách viết của tác giả này khác với những tác giả khác ra sao, từ đó có thể đánh giá được trình độ của tác giả? Đến lần đọc thứ tư bạn nhận ra mình đã ‘trưởng thành’ đến nhường nào  và hiểu được thêm nhiều nghĩa khác nhau ẩn sâu trong quyển sách? 

Đó chính là việc đọc sách đúng nghĩa, thông qua mỗi lần đọc ta lại có những cảm xúc và suy nghĩ khác nhau, cuốn sách được viết ra tuy bất biến nhưng bản thân chúng ta thì thay đổi qua từng ngày qua từng cuốn sách ta đọc nên sau khi đọc sách chúng ta nhìn thấy được chính sự thay đổi của bản thân. 

Hạn chế sử dụng từ điển trong quá trình đọc

Thay vì sử dụng từ điển, bạn hãy tận dụng những mẫu giấy sticky notes hoặc bút highlight để mỗi khi thấy từ mới là bạn sẽ đánh dấu nó lại và tiếp tục đọc. Việc sử dụng từ điển vừa đọc vừa tra sẽ làm mất tính liên tục của mạch truyện, đặc biệt là đối với tiểu thuyết tiếng Anh.

Bên cạnh đánh dấu và ghi vào một cuốn sổ tay nhỏ ghi chép từ mới, bạn hãy làm thêm cho bản thân một thẻ “Index Card”: là một tờ giấy ghi lại từ mới và nghĩa (ghi bất kỳ thứ gì theo ý thích của bạn) sau đó dán nó ở phía trên bìa đầu hoặc cuối của quyển sách đang đọc. Việc làm này sẽ giúp bạn hệ thống được những nhóm từ vựng thuộc chủ đề của cuốn sách đó để lần đọc sau nếu cần nhớ lại thì có thể dễ dàng mở ra tham khảo.

 

0 bình luận


Thêm bình luận

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
0898536989